SỰ CỐ LÒ HƠI DO ÁP SUẤT BUỒNG ĐỐT KHÔNG ỔN ĐỊNH

Lượt xem: 1213

 

Thông số áp suất buồng đốt là thông số vận hành rất quan trọng của lò hơi. Nó ảnh hưởng đến chế độ đốt của lò, ảnh hưởng đến an toàn vận hành và hiệu suất của lò. Trong thực tế áp suất buồng đốt luôn dao động trong phạm vi cho phép. Nhưng nếu áp suất buồng đốt âm quá lớn sẽ làm tăng lọt gió vào buồng đốt. Nếu áp suất buồng đốt dương quá áp suất cho phép, có thể đẩy ngọn lửa và nhiệt nóng ra môi trường xung quanh, gây hư hỏng thiết bị và mất an toàn cho người vận hành. Vì vậy nếu áp suất buồng đốt vượt quá giá trị cho phép sẽ TRIP dừng lò. Khi đó sẽ ảnh hưởng tới sự ổn định trong công tác vận hành phát điện của nhà máy.

Sự cố dao động áp suất buồng đốt có nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật các nguyên nhân như sau:

- Khả năng hoạt động ổn định của quạt gió/ khói. Nếu tăng gió cấp vào lò hoặc giảm lượng khói hút sẽ làm tăng áp suất buồng đốt. Ngược lại, nếu giảm lượng gió cấp vào lò, tăng lượng khói hút sẽ làm giảm áp suất buồng đốt. Trong quá trình hoạt động động.

- Chế độ cháy của lò thường luôn dao động, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng và số lượng nhiên liệu cấp vào lò, gió cấp, khói hút, công suất thay đổi… Khi chế độ cháy dao động, áp suất buồng đốt cũng thay đổi theo. Theo logic điều khiển thì lưu lượng gió cấp và khói hút cũng điều chỉnh theo để đảm bảo áp suất buồng đốt dao động trong phạm vi cho phép. Tuy nhiên trong một hoàn cảnh cụ thể, việc điều chỉnh khói gió và chế độ cháy không đáp ứng kịp thời, có thể làm cho áp suất buồng đốt vượt quá giá trị cho phép, gây TRIP lò.

 - Tắc hoặc lọt gió đường khói cũng có thể gây nên dao động áp suất buồng đốt.

- Khả năng ổn định không tốt trong quá trình RB khi sự cố thiết bị phụ lò hơi. Theo các báo cáo sự cố về dao động buồng đốt thì đây là một trong những nguyên nhân chính gây TRIP về áp suất buồng đốt.

- Thủng ống sinh hơi

- Sập xỉ 


Bài viết liên quan
Các biện pháp nâng cao hiệu suất nồi hơi
Theo phương pháp chuẩn đối sánh, đối với lò dầu thì tỷ lệ bay hơi tốt nhất là 14% đối với khí CO2 và 1.5 –2% đối với O2.
TẠI SAO ỐNG SINH HƠI BỊ MÀI MÒN VÀ NỔ ỐNG
Sau một thời gian làm việc, các ống sinh hơi của lò hơi bị mòn và có thể gây nổ ống. Điều này gây ảnh hưởng đến sự hoạt động ổn định, tin cậy của lò hơi và sự an toàn cho người vận hành cũng như nhà máy.
Những lưu ý khi xông hơi
Không xông hơi ngay sau khi ăn. Bạn nên đợi ít nhất 1h sau khi ăn mới bắt đầu xông hơi
Thi công bảo ôn ESP Mông Dương 2
Công ty lamson được nhận thực hiện phần việc bảo ôn ESP số 3 và số 4 tại nhiệt điện mông Dương 2

SỰ CỐ MỰC NƯỚC BAO HƠI CỦA LÒ HƠI DAO ĐỘNG QUÁ CHO PHÉP
Mực nước trong bao hơi là một trong những thông số quan trọng cần được kiểm soát trong quá trình vận hành lò hơi. Nếu mực nước trong bao hơi cao, hơi cấp đi sẽ có độ ẩm lớn làm ảnh hưởng đến chất lượng hơi đầu ra cũng như ảnh hưởng đến vận hành của Tua Bi
SO SÁNH LÒ HƠI ỐNG LỬA VÀ LÒ HƠI ỐNG NƯỚC
Mỗi loại lò hơi có ưu và nhược điểm riêng
Tùy theo hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn lò hơi phù hợp